Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Liệt Dây Thần Kinh Số 7

_posted_by   John Admin
21.07.2016
0

Liệt dây thần kinh số 7 chính là liệt dây thần kinh mặt, gây liệt mặt. Nguyên nhân thường gặp khi bị bệnh liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt đó là do nhiễm lạnh đột ngột. Bệnh liệt dây thần kinh số 7 có thể được điều trị phục hồi sau đó, nhưng thường để lại di chứng về vận động, thẩm mỹ khuôn mặt nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị bệnh kịp thời hiệu quả. Do đó chúng ta cùng tìm hiểu triệu chứng và cách điều trị khi bị liệt dây thần kinh số 7.

 

Triệu chứng khi bị liệt dây thần kinh số 7

Triệu chứng bệnh liệt dây thần kinh số 7 thường xảy ra đột ngột, thường sau 1 đêm ngủ, sáng ra thức dậy người bệnh cảm thấy cười nói khó khắn, đánh răng súc miệng nước trào ra một bên mép. Rõ nét nhất là khuôn mặt mất cân xứng: bên liệt trông như mặt nạ, các nếp tự nhiên như nếp nhăn, rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, miệng và nhân trung méo về bên lành, chảy nước mắt nhiều khi mắt nhắm không kín.

Sự mất cân xứng trên khuôn mặt càng rõ khi bệnh nhân làm một số động tác như: không thổi lửa được, không mím môi được, không huýt sáo được, khi nhe răng mồm méo lệch sang bên lành.

Mắt bên liệt nhắm không kín do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng.

Cảm giác tê liệt một nửa mặt, mất vị giác ở trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Điều trị liệt dây thần kinh số 7

Bệnh lệt dây thần kinh số 7 khi được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời hiệu quả, thì đa số bệnh nhân được chữa trị khỏi. Nếu phát hiện muộn và điều trị sai, có thể gây biến chứng như: viêm loét giác mạc do mắt nhắm không kín dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm trùng, co giật cơ mặt do hồi phục thần kinh không hoàn toàn hoặc co cứng nửa mặt do dây thần kinh bị thoái hóa.

Do đó, chúng ta nên giữ ấm cơ thể, tránh gió lùa hay gió thổi thẳng vào mặt khi đi tàu xe hay khi ngủ. Khi phát hiện triệu chứng của bệnh cần đưa bệnh nhân đến bệnh đến ngay bệnh viện chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác và loại trừ một số bệnh nguy hiểm khác cũng gây bệnh liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não...

 

Với những bệnh nhân bị các chứng bệnh viêm nhiễm ở tai, mũi, họng cần được điều trị sớm.

Liệu trình điều trị: Trong 7-10 ngày đầu, nên dùng thuốc chống viêm corticoid prednisolon, kháng sinh, tiêm bắp vitamin nhóm B (B1, B6, B12).

Sau đó, cần phối hợp tập vận động xoa bóp cơ mặt hằng ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4-5 phút. Xoa từ cằm lên trán nhằm tăng cường tuần hoàn chống sự co cứng cơ mặt.

Để bảo vệ mắt bên liệt khỏi gió bụi và tránh biến chứng viêm loét giác mạc, cần đeo kính râm lót gạc sạch bên trong và rửa mắt hằng ngày bằng dung dịch nước muối NaCl 9%o hoặc cloramphenicol 0,4%. Sau đó nên kết hợp dùngthuốc đông y An Cung Rùa Vàng, giúp quá trình điều tị bệnh nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn, giúp phục hồi chức năng dây thần kinh số 7 và phục hồi các cơ mặt bị liệt tốt hơn cũng như phòng bệnh có thể tái phát sau đó.

Tư vấn điều trị liệt dây thần kinh số 7: 0972/ 00 55 66 (Dược sĩ Khuy).

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Bài viết mới