Tăng Huyết Áp

_posted_by   khuy gia
19.03.2018

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam thì hiện nay trên thế giới có khoảng 1 tỷ người bị Tăng huyết áp. Dự kiến, đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên khoảng 1,56 tỷ người. Còn tại Việt Nam hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn thì sẽ có 4 người mắc bệnh Tăng huyết áp.

Tăng huyết áp vẫn được xem như là “kẻ giết người thầm lặng” vì những dấu hiệu của bệnh thường không rõ ràng nhưng hậu quả của nó gây ra thì vô cùng ghê gớm, Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não. Điều đáng nói là hiện nay tỷ lện người mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng tăng và đang có xu hướng trẻ hóa.

I. Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao. Huyết áp thường được đo bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim, tương ứng với áp lực cao nhất và áp lực thấp nhất của dòng máu trong động mạch.

Có nhiều quy chuẩn khác nhau về khoảng bình thường của huyết áp. Huyết áp lúc nghỉ thông thường sẽ nằm trong khoảng 100-140mmHg huyết áp tâm thu và 60-90mmHg huyết áp tâm trương. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi đo huyết áp của bệnh nhân thường xuyên thấy cao hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.

II.  Nguyên nhân gây Tăng huyết áp

1.  Tăng huyết áp nguyên phát:

Tăng huyết áp nguyên phát chiếm 90–95% số ca tăng huyết áp và chỉ các trường hợp không xác định được nguyên nhân rõ ràng gây lên tăng huyết áp, được cho là liên quan đến di truyền, chế độ ăn uống, lười tập thể dục và bệnh béo phì.

2.  Tăng huyết áp thứ phát:

Tăng huyết áp nguyên phát thì chiếm 5- 10% số ca còn lại thận, động mạch, tim, và hệ nội tiết ví dụ như: biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh thận đa nang, hẹp động mạch thận, bệnh cầu thận, hẹp động mạch chủ, cường aldosterone, u tuyến thượng thận, cường tuyến giáp,…Ngoài ra tăng huyết áp thứ phát cũng có thể xảy ra trong thai kỳ.

III.  Biến chứng của bệnh tăng huyết áp

Với những người bị tăng huyết áp thì nguy cơ bị đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần so với người bình thường.

Các biến chứng thường gặp khi tăng huyết áp:

1. Các biến chứng về não

-  Xuất huyết não: Khi huyết áp lên quá cao các mạch máu não không chịu nổi áp lực có thể bị vỡ ra, dẫn đến xuất huyết não. Xuất huyết não nặng thì có thể dẫn đến tử vong, không thì sẽ gây ra liệt nửa người, liệt hoàn toàn (triệu chứng của bệnh nhân tùy vùng xuất huyết lớn hay nhỏ, và tùy vị trí vùng xuất huyết).

-  Nhũn não: Tăng huyết áp làm hẹp mạch máu nuôi não, nếu mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, sẽ hình thành nên các cục máu đông, làm tắc mạch máu não gây chết 1 vùng não.

-  Thiếu máu não thoáng qua: Tăng huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đều và đủ khiến cho bệnh nhân thấy hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là bất tỉnh.

2. Các biến chứng tim mạch

-  Tăng huyết áp lâu ngày sẽ làm hư lớp nội mạc (lớp áo trong cùng) của mạch vành, làm các phân tử Cholesterol tỷ trọng thấp (Cholesterol-LDL) dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào lớp áo trong động mạch vành, sau đó làm hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành

-  Tăng huyết áp lâu ngày làm cơ tim phì đại, nếu không được điều trị cao huyết áp cũng sẽ dẫn đến suy tim.

3. Các biến chứng về thận

-  Tăng huyết áp làm hư màng lọc của các tế bào thận, làm bệnh nhân tiểu ra protein.

-  Tăng huyết áp còn làm hẹp động mạch thận, làm thận tiết ra nhiều chất Renin làm huyết áp cao hơn. Hẹp động mạch thận lâu ngày gây suy thận.

4. Các biến chứng về mắt

Tăng huyết áp có thể làm xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, và có thể dẫn đến mù lòa.

5. Các biến chứng về mạch ngoại vi

Trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến chết người.

Nguy hiểm nhất là đa số các bệnh nhân bị tăng huyết áp hầu như không có các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng, cụ thể. Nhiều bệnh nhân vô tình đi khám sức khỏe mới biết mình bị bệnh. Do vậy, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao (như lớn tuổi, béo phì, ít vận động, trong gia đình đã có người thân bị cao huyết áp…) là hết sức cần thiết và quan trọng.

Phòng ngừa các biến chứng khi bị tăng huyết áp

Với các bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp thì việc xây dựng một chế độ ăn uống luyện tập cũng như sử dụng thuốc phù hợp để nhằm ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây ra là điều hết sức cần thiết.

-  Khi  bị tăng huyết áp người bệnh nên thực hiện chế độ ăn nhạt, tránh ăn mặn, từ bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và các thực phẩm có nhiều mỡ động vật. Tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước

-  Giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng hay những xúc động mạnh

-  Chế độ nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe

-   Người bệnh phải dùng thuốc đúng, đầy đủ và liên tục theo chỉ định của thầy thuốc. Khi có chỉ định dùng thuốc điều trị, cần tuân thủ chặt chẽ theo đúng các chỉ dẫn của thầy thuốc.

Ngoài ra để phòng ngừa biến chứng tai biến mạch máu não khi bị tăng huyết áp người bệnh cần kết hợp sử dụng thêm thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn hay còn gọi là An Cung  Rùa Vàng

An Cung Rùa Vàng giúp làm tiêu các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giãn mạch hẹp tại não bộ, khơi thông lòng mạch, giúp máu lưu thông lên não đều và tốt hơn.

An cung Rùa Vàng có tác dụng Thanh nhiệt giải độc vì thế thích hợp chứng nội nhiệt Can kinh bốc hỏa gây tăng huyết áp, nhờ vậy sẽ bình ổn huyết áp trong các chứng này.

Liều dùng: Thông thường các bác sỹ Đông Y khuyên dùng phòng ngừa tai biến bằng An cung Rùa Vàng mỗi năm 2 đợt, mỗi đợt dùng 3 viên, mỗi viên cách nhau một tuần. Tuy nhiên phòng ngừa này không mang tính đặc hiệu, bệnh nhân vẫn theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa để điều trị bệnh tăng huyết áp.

Để được tư vấn một cách cụ thể nhất về cách phòng ngừa biến chứng của bệnh cao huyết áp cũng như cách sử dụng An Cung Rùa Vàng các bạn có thể liên hệ theo số Hotline: 0972 00 55 66 – 08. 62 62 55 99 để được tư vấn miễn phí