Những xử lý ban đầu khi gặp người bệnh có dấu hiệu đột quỵ não

_posted_by   John Admin
13.10.2016
0

Khi gặp người bị tai biến mạch máu não, vì não là cơ quan quan trọng và rất nhạy cảm nên cần những bước xử lý ngay từ ban đầu rất quan trọng. Nếu bị thiếu máu, thiếu oxy, hoặc bị chảy máu thì não sẽ bị hoại tử chết đi rất nhanh chóng. Để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra cho người bệnh.

Các xử trí ban đầu bằng cách:

1. Khi thấy biểu hiện hoa mắt, chóng mặt cần đỡ ngay người bệnh để không bị ngã chấn thương.

2. Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

3. Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

4. Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển viện đi xa, trừ khi bác sĩ có chỉ định, vì càng di chuyển nhiều càng có thể làm bệnh nặng hơn.

5. Không cho người bệnh dùng bất cứ loại thuốc nào có thể gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.

Chế độ tập luyện, phục hồi sau khi bị tai biến mạch máu não:

Tai biến mạch máu não thường để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp thường có tâm lý tự ti, mặc cảm, thấy bản thân là gánh nặng... Do đó cần thiết phải có một chế độ luyện tập hợp lý, tích cực góp phần cải thiện biến chứng cho người bệnh.

Biện pháp điều trị, phục hồi phụ thuốc vào mức độ biến chứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ có chế độ điều trị khác nhau. Bệnh nhân nặng chưa tự vận động được phải được hỗ trợ của nhân viên phục hồi chức năng và gia đình như thay đổi tư thế bệnh nhân ít nhất 30 một lần, xoa các vị trí tì đè để máu lưu thông.

Với những bị biến chứng nhẹ hơn, tuỳ mức độ di chứng liệt, sẽ có chế độ luyện tập riêng cho từng vùng bị tổn thương, để bệnh nhân được tự tập ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và giúp người bệnh phục hồi.

Các bệnh nhân tai biến mạch máu não được điều trị, tập luyện theo một chương trình phục hồi chức năng tòan diện như vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ. Thời gian luyện tập cần sự phối hợp chặt chẽ giữa người nhà, người bệnh và bác sĩ. Các chương trình luyện tập được xây dựng phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể với mục đích chung là giúp hồi phục tối đa tổ chức não bị tổn thương, giảm đáng kể các thương tật thứ phát sau tai biến mạch máu não, giúp người bệnh dần dần trở lại cuộc sống.

Xem thêm: an cung ngưu hoàng rùa vàng

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Bài viết mới