Biến chứng của dùng thuốc tiêu sợi huyết ở bệnh nhồi máu não cấp tính

_posted_by   John Admin
23.09.2016
0

Đột quỵ não hay còn gọi bệnh tai biến máu não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh có nguy cơ cao dẫn đến tử vong cho người bệnh, phòng và điều trị tận gốc bệnh là biện pháp tốt nhất tránh được những nguy hiểm sau này. Biến chứng nguy hiểm nhất của điều trị tiêu sợi huyết là xuất huyết não có triệu chứng trên lâm sàng, biến chứng này thường là chảy máu trong ổ nhồi máu.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ chảy máu sau khi dùng thuốc tiêu sợi huyết:

- Biến đổi sớm trên CT sọ não: Phù não và hiệu ứng khối trên sọ não trước khi người bệnh sử dụng thuốc tiêu sợi huyết là một trong những yếu tố chính dẫn đến làm tăng nguy cơ chảy máu não ở những bệnh nhân điều trị alteplase tĩnh mạch, đặc biệt nguy hiểm khi bệnh nhân bị nhồi máu não ở động mạch chính.

- Tuổi tác: Nguy cơ chảy máu não khi điều trị có thể tăng ở người già, người gia do những thành mạch khi càng lớn tuổi độ đàn hồi giảm, kèm theo đó là mức độ tổn thương tăng cao theo số tuổi.
 


- Liên quan đến những biến chứng khác kèm theo: Những dấu hiệu kèm theo làm gia tăng tình trạng chảy máu não bao gồm: tuổi tác, bệnh tim mạch, tiểu đường, số lượng tiểu cầu thấp...

Chẩn đoán và xử trí chảy máu nội sọ:

Những dấu hiệu cảnh báo phổ biến sau cần nghĩ ngay đến bệnh nhân có thể bị biến chứng chảy máu não: Đột nhiên mất nhận thức, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn hoặc đột ngột tăng huyết áp sau khi dùng thuốc tiêu sợi huyết, đặc biệt trong vòng 24 giờ đầu điều trị. Khi nghi ngờ bệnh nhân bị chảy máu não cần gọi xe cứu thương để đưa đến bệnh viện bác sĩ sớm điều trị tránh những biến chứng.

Những biến chứng khác khi điều trị tiêu sợi:

Nguy cơ tử vong cao: Theo những thống kê của các bác sĩ chuyên khoa điều trị tiêu sợi huyết trong vòng 3 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên ở những bệnh nhân nhồi máu não đã làm giảm thiểu tỷ lệ bệnh nhân tử vong biến chứng tàn phế sau 3 - 6 tháng của tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, nguy cơ người bệnh có thể tử vong trong vòng 7-10 ngày đầu lại tăng, nguyên nhân chính là do chảy máu não.

Chảy máu toàn thân: Những biến chứng chảy máu toàn thân nhẹ thường xảy ra ở nơi tiêm truyền, ở lợi, có các vết bầm máu trên da, biến chứng này nhẹ biện pháp điều trị vẫn tiếp tục. Biến chứng nặng có thể ở đường tiêu hóa khi đó cần phải dừng điều trị để khắc phục.

Phù mạch: Phù lưỡi xảy ra ở 1-5% số bệnh nhân được điều trị với tPA, dấu hiệu thường nhẹ, biến mất nhanh. Biến chứng phù mạch nguy hiểm có thể gây tắc nghẽn đường thở và cần được xử lý đúng lúc. 

Xem thêm: Giá an cung ngưu hoàng

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Bài viết mới