Vì sao đột quỵ não dễ xảy ra vào mùa lạnh?

_posted_by   khuy gia
29.01.2018

Đột quỵ não là căn bệnh thường gặp ở đối tượng là người già, tuy nhiên hiện nay nó đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Thống kê cho thấy cứ 3 phút trôi qua lại có 1 người trên thế giới tử vong do đột quỵ. Và đáng báo động hơn khi vào mùa lạnh, nguy cơ đột quỵ não tăng cao hơn 15% so với những mùa khác.

Tỷ lệ đột quỵ não vào mùa đông tăng cao

Thống kê của các bệnh viện ở nước ta cho thấy, trung bình số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh các năm tăng từ 15% đến 30%. Đặc biệt, khi thời tiết lạnh sâu hay rét đậm, rét hại số các ca bệnh càng tăng cao bất thường.

Ước tính khi vào mùa lạnh, nguy cơ suy tim, đột quỵ,... của những người có bệnh về tim mạch cao hơn 15% so với những mùa khác. Người già có khả năng miễn dịch và sức chịu đựng kém nên nguy cơ bị đột quỵ càng tăng mạnh hơn. Đặc biệt, các đối tượng ít vận động, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, ăn uống thiếu khoa học cũng có nguy cơ cao mắc đột quỵ cao.

Vì sao đột quỵ não dễ xảy ra vào mùa đông?

Theo cơ chế sinh học, dưới ảnh hưởng của thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Cơ thể tăng tiết các catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên. Mặt khác, các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch. Mạch máu ở một số vùng co lại sẽ đẩy máu ra những khu vực ít chịu ảnh hưởng hơn, gây giãn mạch thụ động. Từ đó, các biến chứng đứt mạch máu não hoặc phù phổi cấp có tỷ lệ xảy ra nhiều hơn bình thường.

Thêm nữa, khi tiết trời trở lạnh cũng làm tăng lượng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt của máu, do đó mà nguy cơ bệnh động mạch vành, đột quỵ não và bệnh mạch máu ngoại vi cũng vì thế mà tăng cao, đặc biệt là người già, chức năng cơ thể suy yếu nên càng khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết. Bên cạnh đó, đối với những người có tiền sử tăng huyết áp, thành mạch máu đã bị thoái hóa dày lên, sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn máu não, những động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy; Còn người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não. Do đó, khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ làm tăng nguy cơ tử vong và các biến chứng nặng nề do đột quỵ não gây ra.

Ngoài ra, vào mùa đông ở những người có thói quen uống rượu, bia, lượng cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim, tăng lưu lượng máu và làm giảm độ kết dính của máu. Khi đó chỉ cần xuất huyết nhẹ là có thể dẫn tới đột quỵ.

Phương pháp ngăn ngừa bệnh đột quỵ não khi trời trở lạnh

Để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ trong mùa đông và hỗ trợ điều trị sau cơn đột quỵ, mọi người cần chú ý giữ ấm cơ thể, ngủ trong phòng kín gió; tránh để nhiễm lạnh đột ngột khi ra khỏi chăn ấm, đi ra ngoài. Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, cần hạn chế các loại mỡ động vật. Trong lối sống, giữ cân nặng hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên, cần tránh căng thẳng, stress, hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá...Đồng thời, đối với những người có nguy cơ đột quỵ cao, cần điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, khắc phục tình trạng tăng cholesterol máu, triglyceride máu, phòng và trị bệnh đa hồng cầu.

Song song đó, những người nằm trong nhóm đối tượng trên cũng nên kết hợp sử dụng thuốc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn hay còn gọi là An Cung Rùa Vàng. Vì thuốc An Cung Rùa Vàng có tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp, làm thông thoáng lòng mạch, tiêu tan các mảng xơ vữa, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, giúp máu lưu thông lên não đều và ổn định hơn.

Sử dụng An Cung Rùa Vàng, mỗi năm chia thành 2 đợt uống, 6 tháng đầu uống 3 viên, 6 tháng sau uống 3 viên để phòng chống tai biến mạch máu não hiệu quả.

Khi có nhu cầu mua thuốc hay biết thêm về cách sử dụng các bạn có thể liện hệ qua Hotline: 0972 00 55 66 – 08. 62 62 55 99 để được các chuyên gia tư vấn kĩ hơn.