Tai Biến Mạch Máu Não Tái Phát Nguy Hiểm Khôn Lường

_posted_by   John Admin
14.04.2017
0

Việc phòng ngừa đối với người có nguy cơ tai biến khó khăn một, thì với người bệnh đã bị tai biến khó khăn vất vả gấp nhiều lần. Họ vừa phải quyết liệt trong quá trình phục hồi di chứng sau tai biến, vừa phải chạy đua thời gian để phòng ngừa tái phát

Có tới 50% ca bị tai biến tái phát trong 3 – 5 năm

Những bệnh nhân đã từng bị tai biến mạch máu não (đột quỵ não) nếu còn sống sót, thì khả năng cao sẽ bị tái phát lần các lần tiếp theo nếu không sử dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát. Theo tài liệu tai biến mạch máu não của PGS.TS Nguyễn Văn Đăng xuất bản tại NXB Y học Hà Nội, tỷ lệ tái phát sau khi bị đột quỵ lần đầu tiên là từ 3 – 23% trong 1 năm đầu, tăng lên tới 50% trong 3 – 5 năm tiếp theo.

Vì vậy, việc phòng ngừa đối với người có nguy cơ khó khăn một, thì với người bệnh đã bị tai biến khó khăn vất vả gấp nhiều lần. Họ vừa phải quyết liệt trong quá trình phục hồi di chứng sau tai biến, vừa phải chạy đua thời gian để phòng ngừa tái phát. So với tai biến lần đầu, tai biến quay trở lại lần 2 lần 3 người bệnh sẽ gặp hậu quả nặng nề hơn, khả năng phục hồi giảm, chi phí điều trị tăng lên nhiều lần. 

Truy tìm nguyên tai biến bị tái phát

Sau cấp cứu đột quỵ lần đầu, người bệnh vẫn tồn tại các bệnh nguy cơ như huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường, bệnh tim mạch …. Các bệnh này tiếp tục là nguyên nhân làm xơ vữa mạch máu, tác nhân hình thành nên cục máu đông. Thêm vào đó, người bệnh cần phải sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ như thuốc chống đông máu, chống kết dính tiểu cầu và các thuốc khác giúp phục hồi di chứng…. Lượng thuốc này cũng sẽ phần nào có tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới độ xơ vữa của thành mạch máu.  Do đó, người đã từng bị đột quỵ não cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, thăm khám định kỳ để có điều chỉnh về thuốc tây tùy theo tình trạng bệnh.

Làm sao để phòng tai biến tái phát và hỗ trợ điều trị sau tai biến hiệu quả

Cần quyết liệt loại bỏ các yếu tố nguy cơ như:

Ổn định huyết áp bằng biện pháp giảm trọng lượng cơ thể, ăn nhạt, dùng thuốc hạ huyết áp đều đặn và tránh dùng các thuốc gây tăng huyết áp khi có các bệnh khác đi kèm.

Chống tăng Cholesterol máu, đặc biệt là tăng thành phần LDL, giảm HDL. Áp dụng chế độ ăn giảm dầu mỡ, chất béo và dùng thuốc giảm cholesterol trong máu nếu cần thiết.

Bỏ thuốc lá triệt để cả ở dạng hút thuốc chủ động hay hút thuốc bị động. Vì các thành phần trong thuốc lá làm tăng fibrinogen máu, kích thích kết dính tiểu cầu, tăng thể tích hồng cầu do đó làm tăng độ đông quánh của máu.

Sử dụng thuốc và các biện pháp nhằm kiểm soát bệnh đái tháo đường và các bệnh tim gây huyết khối.

Ngoài ra, cần áp dụng chế độ dinh dưỡng cân đối kết hợp tập luyện vừa giúp tăng khả năng phục hồi di chứng vừa giúp giảm khả năng tai biến tái phát.

Về dinh dưỡng: nên cho người bệnh ăn thức ăn mềm như cháo súp, bổ sung vitamin như vitanmin K và các khoáng chất cần thiết.

Giúp bệnh nhân tập vận động tại nhà hoặc tại phòng tập vật lý trị liệu. Vận động càng sớm càng tốt, vì khi vận động sẽ giúp người bệnh tăng cường lưu thông khí huyết, tập cho các cơ hoạt động trở lại.

Người bệnh có thể sử dụng thêm các biện pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và dùng thuốc Đông y An Cung Rùa Vàng. An Cung Rùa Vàng có tác dụng làm tan cục máu đông, giảm xơ vữa động mạch và tăng cường máu nuôi giúp hỗ trợ điều trị và phòng tái phát cho bệnh nhân đã bị tai biến.

Quá trình điều trị sau tai biến và phòng tai biến tái phát là cả một thời gan dài tốn nhiều tiền của và công sức, do đó người nhà bệnh nhân và chính bệnh nhân cần có tinh thần tích cực, lạc quan và kiên trì.

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Bài viết mới