Sai lầm khi di chuyển khiến bệnh nhân đột quỵ bị liệt

_posted_by   John Admin
17.05.2017
0

Bối rối khi người thân bị đột quỵ, nhiều người không biết cách xử trí khiến người bệnh bị chấn thương vùng đầu, cột sống cổ và liệt tứ chi.

Bác sỹ CKI. Trần Quốc Tuấn - Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết khoa Cấp cứu vừa tiếp nhận điều trị 2 trường hợp đột quỵ. Tuy nhiên, trong quá trình đưa bệnh nhân đến bệnh viện, người nhà người bệnh mắc phải các sai lầm khiến bệnh tình của họ nặng thêm.

Cụ thể, là bà Ninh (65 tuổi, ở TP.HCM), có tiền sử về bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Mới đây, người nhà phát hiện cụ bà mê man nên đưa đến bệnh viện.

Chụp CT, các bác sỹ nhận thấy bệnh nhân bị xuất huyết não và liệt tứ chi. Sau đó, người bệnh được chụp MRI cột sống cổ và phát hiện có tổn thương tủy cổ kèm theo.

Người nhà bệnh nhân cho biết, lúc đưa cụ bà đến bệnh viện đã để đầu cổ của bà tự do. Các bác sỹ nhận định nhiều khả năng bà Ninh bị liệt tứ chi do người nhà xử lý sai.

Anh Tú (42 tuổi, TP.HCM), bị ngã trên sàn nhà tắm bất tỉnh được người nhà vực dậy. Tuy nhiên, do sàn nhà tắm trơn nên người bế trượt chân té khiến cả 2 người đều bị chấn thương. Lúc nhập viện, người bệnh được chụp CT thì phát hiện vừa có chấn thương sọ não, vừa nhồi máu não kèm theo.

Theo bác sỹ Tuấn, việc di chuyển người bệnh đột quỵ không đúng cách có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Nếu muốn di chuyển người bệnh đúng cách, người thân cần biết đánh giá mạch, nhịp thở, đảm bảo đường thở, tim đập, cố định đầu cổ, tứ chi của người bệnh khi di chuyển.

Nếu không có cáng chuyên dụng thì tốt nhất nên để người bệnh trên mặt phẳng cứng, nằm ngửa, tay chân xuôi theo mình, dùng chăn cố định 2 bên đầu tránh chấn thương cột sống cổ lúc di chuyển.

Bác sỹ Tuấn cũng khuyến cáo người nhà bệnh nhân nên gọi xe cấp cứu 115 để đưa người thân đến bệnh viện. Bác sỹ điều trị lý giải vì xe cấp cứu được nhường đường nên đến bệnh viện nhanh hơn các phương tiện khác. Ngoài ra, trên xe cấp cứu luôn có nhân viên y tế, họ sẽ đánh giá tình trạng người bệnh chính xác hơn.

Điều trị cho bệnh nhân đột quỵ não bằng thuốc An Cung Rùa Vàng

Bệnh đột quỵ não điều trị rất khó khăn, phức tạp và lâu dài, tốn kém chi phí điều trị, phải dùng nhiều phương pháp, nhiều loại thuốc kết hợp bệnh nhân mới nhanh chóng hồi phục. Nếu bệnh nhân may mắn qua khỏi thì sức khỏe cũng giảm sút nghiêm trọng, phải trải qua thời gian chăm sóc tích cực, luyện tập vận động, vật lý trị liệu thì bệnh nhân mới tạm hồi phục sức khỏe. Do đó trong quá trinhd điều trị nên kết hợp cho bệnh nhân uống thuốc An Cung Rùa Vàng, mối ngày 1 viên, 3-5 viên cho một đoẹt điều trị giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.

Tốt nhất là chúng ta cần có biện pháp phòng bệnh hiệu quả, với người khỏe mạnh chưa mắc bệnh cần phát hiện sớm và ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ dễ gây bệnh đột quỵ, vói người đã bị bệnh thì nên có biện pháp dự phòng bệnh đột quỵ tái phát sau đó.

Tư vấn cách phòng bệnh đột quỵ và thuốc An Cung Rùa Vàng: 0972. 00 55 66  

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Bài viết mới