Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Khi Bị Đột Quỵ

_posted_by   John Admin
20.07.2016
0

Bệnh nhân sau khi bị đột quỵ sức khỏe yếu, rất khó hồi phục như ban đầu, lại gặp nhiều di chứng nặng nề về vận động, nói năng, nhận thức, ăn uống, đại tiểu tiện… Tất cả đều gặp khó khăn, người bệnh không thể tự chăm sóc bản thân mình, mọi sinh hoạt hàng ngày đều phải phụ thuộc vào người thân chăm sóc. Do đó, để bệnh nhân đột quỵ nhanh chóng hồi phục, sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này, chúng ta cần biết cách chăm sóc bệnh nhân tốt hơn. Sau đây là bài viết hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân sau khi bị bệnh đột quỵ.

Cách chăm sóc bệnh nhân sau khi bị đột quỵ

Bệnh nhân đột quỵ sau khi xuất viện về nhà chúng ta cần chăm sóc từ chế độ dinh dưỡng, tập luyện vận động đến động viên tâp lý tinh thần và dùng thuốc điều trị phục hồi di chứng cho bệnh nhân tốt nhất để sớm hòa nhập với cuộc sống của gia đình.

 

Về chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân đột quỵ có thể bị liệt về vận động, méo miệng, khó nuốt nên khó khăn trong vấn đề ăn uống, do đó chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đột quỵ cần đảm bảo đủ chất, mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa…

Với bệnh nhân có thể tự ăn được thì chúng ta cho bệnh nhân ăn ngày 3 bữa như bình thường có thể là cháo, súp, cơm nát, canh, thịt nạc, tôm, cá, rau, củ, quả chế biến mềm để bệnh nhân ăn, dễ hấp thu hơn. Nếu bệnh nhân ăn ít có thể tăng bữa ăn hoặc cho uống thêm sữa dành cho bệnh nhân đột quỵ. Trong thực đơn hàng ngày nên đổi món, chế biến phù hợp, sạch sẽ tránh những thực phẩm dễ gây tăng huyết áp như thịt đỏ, thịt mỡ, nội tạng động vật…

Với bệnh nhân chưa ăn được, thì chúng ta nên xay nhuyễn thức ăn hoặc nấu cháo lỏng cho ăn qua ống xông dạ dày, nhưng thữ đơn mỗi bữa cũng cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe bệnh nhân. Sau dần chúng ta tập dần cho bệnh nhân ăn bằng thìa để rút ống nuôi ăn ra.

 

Lưu ý: Sau thời gian chăm sóc bệnh nhân, nếu thấy bệnh nhân hồi phục tốt, da hồng hào, không viêm loét, cân nặng tăng lên, cơ chắc, tóc mượt… thì đó là một tín hiệu vui, nên duy trì dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân vẫn nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế thì nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường. Chúng ta cần biết điều này để có chế đọ dinh dưỡng phù hợp, tránh để tăng cân gây tăng huyết áp sẽ không tốt vì dễ gây đột quỵ tái phát.

Về chế độ sinh hoạt, tập luyện

Chế độ sinh hoạt tập luyện rất quan trong cho bệnh nhân sau đột quỵ, nếu bệnh nhân tập luyện sớm và phù hợp thì mức độ hồi phục của các di chứng để lại sẽ nhanh hơn.

Trong trường hợp bị bệnh đột quỵ nặng, bệnh nhân chưa tự đi lại được, phải nằm một chỗ lâu dài thì người nhà phải trở mình cho bệnh nhân 3h/1 lần để tránh viêm loét da. Mỗi lần trở mình thì xoa rượu, phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè nhiều để giúp da được thông thoáng hơn. Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ, nhất là sau khi đại tiểu tiện xong, cho bệnh nhân nằng giường thông thoáng, đủ ánh sáng… Khi cho ăn uống, phải kê gối sau lưng để giữ bệnh nhân ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Buổi tối trước khi đi ngủ nên xoa bóp tay chân thân mình cho bệnh nhân giúp vận động cơ và khớp, giúp lưu thông máu, đỡ nhức mỏi để bệnh nhân ngủ ngon hơn.

Sau đó dần dần tập cho bệnh nhân ngồi dậy, tập các khớp tay chân, tập đứng dậy và bước đi, tập cầm nắm đồ vật giúp cử động tay chân tốt hơn. Cố gắng động viên bệnh nhân tự tập và người nhà cần hỗ trợ thêm cho bệnh nhân hoặc các dụng cụ y tế chuyên dụng.

 

Quá trình tập vật lý trị liệu phục hồi di chứng vận động cần kết hợp biện pháp châm cứu và uống thuốc đông y An Cung Rùa Vàng giúp các di chứng vận động sẽ phục hồi tốt hơn. Vì thuốc An Cung Rùa Vàng giúp tăng cường tưới máu não, cung cấp máu lưu thông lên não đều hơn, đả thông cục máu bầm trong não, làm ta các mảng vỡ mạch máu, do đó phục hồi các tế bào não bị tổn thương nên giúp các di chứng sẽ hồi phục nhanh. Bên cạnh đó thuốc An Cung Rùa Vàng còn có tác dụng điều hòa huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa mạch gây tắc mạch, phòng bệnh đột quỵ tái phát hiệu quả. Liều dùng: Mỗi ngày 1 viên, 3-5 viên/1 đợt.

Quá trình tập luyện phục hồi di chứng sau đột quỵ đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người chăm sóc hướng dẫn. Động viên bệnh nhân về mặt tinh thần, phục hồi trí nhớ, nhận thức sự vật hiện tượng xung quanh, hòa nhập với gia đình, tránh để bệnh nhân cô đơn lạc lõng và rơi vào trạng thái bi quan chán nãn. Và nên duy trì việc tập luyện ngay cả khi các di chứng đã được phục hồi.

Tư vấn về bệnh đột quỵ và cách dùng thuốc An Cung Rùa Vàng: 0972. 00 55 66 (Dược sĩ Khuy).

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Bài viết mới