Cách Chăm Nuôi Bệnh Nhân Sau Tai Biến Mạch Máu Não

_posted_by   John Admin
20.07.2016
0

Bệnh nhân tai biến mạch máu não gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày từ vận động đi lại, ăn uống, vệ sinh cá nhân đến tâm lý tinh thần. Do bệnh nhân gặp phải nhiều di chứng nặng nền sau cơn tai biến, đó như là một cú sốc tinh thần rất lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó việc chăm nuôi bệnh nhân sau tai biến rất vất vả và quan trọng là chăm sóc làm sao để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục các di chứng để lại, giúp bệnh nhân sớm hòa nhập với cuộc sống gia đình yên vui như trước đây?

Hiểu được nỗi khó khăn vất vả này, chuyên mục tư vấn sức khỏe của Nhà thuốc Khải Hoàn sẽ hướng dẫn người nhà bệnh nhân cách chăm nuôi bệnh nhân sau tai biến mạch máu não qua bài viết này.

Cách chăm nuôi bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Bệnh nhân tai biến mạch máu não sau khi xuất viện về nhà sẽ còn gặp một số di chứng như: liệt nửa người, liệt tay chân, không đi lại được, rối loạn ngôn ngữ, nói năng không rõ, rối loạn tâm thần... Do đó, sau giai đoạn cấp cứu trở về nhà, chúng ta cần chăm nuôi bệnh nhân theo chế độ đặc biệt về dinh dưỡng, luyện tập vận động và tâm lý tình cảm… giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và phòng bệnh tái phát.

 

Về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bệnh nhân tai biến mạch máu não cần đảm bảo cân đối đủ chất, tốt cho sức khỏe, chế biến các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: cháo, súp, cơm nát, sữa tách béo, nước ép hoa quả tươi. Hạn chế tối đa các chất béo và chất kích thích như: bia, rượu, chè đặc, cà phê; nên ăn lạt, hạn chế dùng muối và các đồ ăn chứa nhiều muối.

Với bệnh nhân tự ăn được thì chúng ta cho bệnh nhân ăn các bữa ăn như bình thường, không nên cho bệnh nhân ăn quá no và có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Sau khi ăn nên cho bệnh nhân ngồi khoảng 30 phút cho tiêu hóa tốt.

Với bệnh nhân ăn qua ống nuôi ăn, chia đều lượng thức ăn trong ngày, chế biến lỏng và cho ăn ít nhất 5 bữa ăn/ngày, khoảng 2-3 h một bữa. Nên truyền thức ăn từ từ, theo dõi bệnh nhân để diều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Sau đó tập cho bệnh nhân ăn bằng thìa, tập nuốt để rút ống nuôi ăn ra. Trong lúc cho ăn nên để bệnh nhân nửa nằm nửa ngồi, kê gối sau lưng.

 

 

 

 

Về chế độ sinh hoạt và tập luyện cho bệnh nhân tai biến mạch máu não

 

Bệnh nhân tai biến mạch máu não cần được tập luyện vận động càng sớm càng tốt, để các di chứng vận động nhanh hồi phục hơn. Các bài tập do bác sĩ hướng dẫn tại bệnh viện chúng ta tiếp tục thực hiện tập cho bệnh nhân tại nhà. Với bệnh nhân bị liệt chưa đi lại được thì người nhà phải trở mình cho bệnh nhân để tránh viêm loét da, lăn trở kết hợp với xoa bóp tay chân thân mình, gập duỗi các khớp tránh cứng khớp, thoa rượu, bôi phấn rôm lên da. Sau đó tập dần cho bệnh nhân ngồi dậy, tập đứng, bước đi và cầm các vật dụng hàng ngày…

 

Đối với bệnh nhân liệt vận động nhẹ, có thể đi lại được thì nên tập hàng ngày với dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng. Lúc đầu tập nhẹ nhàng, sau đó tăng dần lên, cố gắng động viên bệnh nhân tự tập, người nhà chỉ hỗ trọ khi cần. Quá trình tập luyện phục hồi di chứng vận động nên kết hợp châm cứu, vào xoa bóp để lưu thông khí huyết và uống thuốc An Cung Rùa Vàng giúp di chứng liệt vận động nhanh hồi phục hơn. Vì khi uống thuốc An Cung Rùa Vàng giúp tăng tuần hoàn máu, cung cấp máu lên não tốt giúp nuôi dưỡng các tế bào não bị tổn thương và phát triển các tế bão não xuong quanh, tăng khả năng tư duy nhận thức và trí nhớ, kéo theo các di chứng về vận động, nhận thức, ngôn ngữ cũng dần hồi phục. Thuốc An Cung còn giúp điều hóa huyết áp, duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định, bảo vệ tim mạch, giảm đau đầu, mỏi mệt và duy trì chức năng não khỏe mạnh hơn. Tư vấn dùng thuốc An cung Rùa Vàng phục hồi di chứng sau tai biến mạch máu não: 0972. 005566 (Dược sĩ Khuy).

Chăm sóc về mặt tinh thần cho bệnh nhân tai biến mạch máu não

 

Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân, chăm sóc bệnh nhân bằng tình thương yêu và động viên tinh thần để bệnh nhân thấy mình không bị vô dụng và lạc lõng. Người nhà nên nói chuyện và ân cần hỏi han bệnh nhân, cho bệnh nhân vui chơi cùng con cháu và các thành viên trong gia đình, gúp bệnh nhân không còn cô đơn khi nằm lâu 1 chỗ.

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Bài viết mới